Bệnh viêm phế quản: Cách chữa trị tự nhiên

Viêm phế quản là khi niêm mạc của các ống phế quản bị viêm. Tình trạng viêm này thường dẫn đến ho và có đờm. Nó còn khiến khó chịu ở ngực, sốt và mệt mỏi. Có nhiều cách chữa trị tự nhiên cho bệnh viêm phế quản như dùng giấm táo, tỏi và dầu oregano. Hoặc các loại thảo mộc làm dịu như cây du trơn cũng giúp giảm đau ngực và khó chịu do những cơn ho cấp tính.

Viêm phế quản là gì?

Có hai loại viêm phế quản là viêm phế quản cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp tính là một tình trạng ngắn hạn khi mà đường dẫn khí của phổi (được gọi là phế quản) bị viêm. Tuy nhiên, cơn ho do viêm phế quản cấp tính có thể sẽ mất vài tuần để hết.

Các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính như:

  • Ho
  • Ngực căng hoặc khó chịu
  • Thở khò khè
  • Hụt hơi
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Có đờm
  • Viêm họng
  • Cơ thể ớn lạnh

Nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp tính?

Nguyên nhân do một loại vi rút gây ra tình trạng này. Một số loại vi rút cảm hoặc cúm cũng có thể gây ra viêm phế quản. Virus tấn công phế quản tạo ra tình trạng viêm.

Một nhuyên nhân nữa của viêm phế quản cấp tính là do các chất kích thích, vi khuẩn và nấm mốc. Ví dụ, một người sẽ dễ bị viêm phế quản nếu họ có tổn thương từ trước trên ống phế quản do viêm phổi.

Viêm phế quản mãn tính là gì?

Dạng viêm phế quản này kéo dài và phát triển theo thời gian chứ không xuất hiện đột ngột, nó là một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều. Các triệu chứng đặc trưng của nó là những đợt viêm phế quản tái phát lại nhiều lần, kéo dài vài tháng, thậm chí một năm hoặc hơn.

Các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính gồm:

  • Ho dai dẳng và nặng
  • Chất nhầy ở phổi, màu vàng, xanh lục hoặc trắng
  • Tắc nghẽn xoang
  • Khó thở tăng nặng
  • Thở khò khè ngày càng nặng
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Hơi thở mùi hôi
  • Da và môi hơi xanh
  • Phù nề

Cách chữa tự nhiên cho bệnh viêm phế quản

1. Giấm táo

Giấm táo pha với nước cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp kiềm hóa cơ thể. Trà giấm nóng là cách tốt nhất để uống giấm táo khi bị ho. Trà nóng còn giúp làm dịu, chữa bệnh và cung cấp nước cho cơ thể.

Cách pha Trà dấm nóng

  • 1-2 thìa dấm táo nguyên chất
  • 1 muỗng canh mật ong nguyên chất
  • ¼ muỗng cà phê quế (tăng mùi vị)
  • 180 – 240 ml nước nóng

Hòa các nguyên liệu trên vào một cốc. Bạn có thể thưởng thức đồ uống này thoải mái. Hoặc cũng có thể cho vào bình giữ nhiệt để mang theo bên người!

2. Keo bạc (Colloidal Silver)

Keo bạc có tác dụng chống nhiễm trùng, giúp tiêu diệt hơn 600 loại virus, nấm, vi khuẩn sau 30 giây tiếp xúc. Nó có thể được sử dụng để súc miệng, dùng bình xịt vào họng hoặc cho vào máy phun sương. Keo bạc có nhiều ứng dụng rộng rãi, bạn nên sử dụng tại nhà để hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh khác nhau.

3. Oxy già (Hydrogen Peroxide)

3% Oxy già (hydrogen peroxide), loại trong chai màu nâu bán ở các cửa hàng, được sử dụng để chữa nhiều vấn đề liên quan đến phổi bằng “Phương pháp Hít Oxy già”

  1. Đổ hết nước muối trong bình xịt mũi mua tại các nhà thuốc, tiệt trùng bình xịt bằng nước xà phòng nóng. Đổ hết xà phòng và sửa sạch lại bằng nước nóng.
  2. Đổ đầy 3% Oxy già vào bình xịt mũi đã được khử trùng ở trên
  3. Hướng họng bình xịt vào phía sau cổ họng của bạn và khi hít vào thật mạnh thì bơm thuốc xịt 6 lần. KHÔNG ĐƯỢC XỊT LÊN PHÍA TRÊN KHOANG MŨI !!
  4. Thực hiện khoảng 4-6 lần một ngày. Nếu bạn đang cố gắng tiêu diệt vi-rút, hãy xịt 1 lần/2 giờ hoặc nhiều hơn.
  5. Sẽ mất khoảng 36 – 48 giờ để tiêu diệt vi-rút. Nhưng nếu đó là một loại vi-rút vô tính đã tồn tại sẵn trong cơ thể của bạn, thì có thể mất đến 2 tuần.

Lưu ý : Không khuyến nghị sử dụng dung dịch Oxy già cao hơn 3% cho phương pháp này. Oxy già nguy hiểm ở liều lượng cao hơn 3% nếu không được pha loãng đúng cách.

4. Tỏi

Tỏi có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và chống viêm. Bạn có thể dùng tỏi tươi hoặc tinh chất tỏi trong viên nang. Dầu tỏi cũng có thể được xoa lên lưng hoặc ngực để có tác dụng nhanh chóng đến phổi. Bạn nên dùng 4 lần một ngày là lý tưởng.

5. Tinh dầu kinh giới (Dầu Oregano)

Dầu Oregano có đặc tính kháng vi-rút và kháng khuẩn mạnh mẽ. Bạn có thể dùng dạng viên nang làm sẵn hoặc dùng tinh dầu. Và nên thêm 1 giọt tinh dầu kinh giới vào các loại nước uống khác để dùng. Không cho dầu oregano trực tiếp vào miệng vì nó có thể làm bạn bị bỏng!

Dầu Oregano cũng được dùng để xoa bóp lòng bàn chân trước khi đi ngủ. Tốt nhất là pha loãng trong dầu dừa hoặc dầu thầu dầu. Sử dụng 5 giọt dầu oregano pha cho một thìa cà phê dầu dừa, dầu thầu dầu.

6. Nghệ

Nghệ chống lại nhiễm trùng và viêm rất tốt. Viên nang nghệ được uống 2-4 lần mỗi ngày. (2-4 viên mỗi lần). 

7. Vitamin C

Vitamin C hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp làm loãng đờm trong cổ họng, làm cho cơn ho dễ chịu hơn.

8. Xông hơi

Không khí khô có thể làm cơn ho nặng thêm. Nếu xông hơi và thêm một số loại tinh dầu vào nước xông hơi sẽ giúp cung cấp độ ẩm và chữa bệnh.

Cho 2 bát nước vào đun sôi trong một nồi nhỏ, lấy nồi ra và thêm 2 giọt tinh dầu như:

  • Tinh dầu kinh giới
  • Tinh dầu đinh hương
  • Tinh dầu quế
  • Tinh dầu bạc hà

Dùng khăn trùm lên đầu để xông hơi. Thở từ từ và xông hơi trong 10 phút hoặc lâu hơn, vài lần một ngày.

9. Nghỉ ngơi

Dành một vài ngày để nghỉ ngơi là điều cần thiết! Nếu tiếp tục làm việc, hoạt động sẽ khiến bệnh nặng hơn. Ở nhà và nghỉ ngơi, cùng với sử dụng các biện pháp tự nhiên và để hệ thống miễn dịch hoạt động!

10. Hydrat hóa

Giữ cơ thể đủ nước bằng việc uống nhiều nước, trà thảo mộc và trà giấm táo sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong phổi và dễ thoát ra ngoài hơn. Uống nhiều nước cũng giúp cơ thể loại bỏ độc tố dễ dàng. Nên tránh sữa và kem khi đang bị viêm phế quản.

Những ý kiến ​​khác

Sốt cao hoặc kéo dài, ho ra máu hoặc nếu các biện pháp điều trị tại nhà không giúp giảm đau, thì bạn nên khám chuyên sâu tại bệnh viện.

Nhiều người hút thuốc lá cũng gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính, hãy cố gắng bỏ thuốc lá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *